(Mt 28:16-20).
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị lãnh đạo đạt kỷ lục
du hành rộng rãi khắp thế giới. Suốt 27 năm làm Giáo
Hoàng, Ngài đã công du đến tất cả 126 quốc gia, thăm đàn
chiên Chúa trong mọi nơi, vượt hơn hẳn bất cứ vị Tổng
Thống nào khác khắp hoàn cầu. Một hôm có chú giúp lễ
hỏi Ngài: “Tại sao Đức Thánh Cha lại đi nhiều thế, cả một
vòng quanh thế giới?” Đức Giáo Hoàng trả lời: “Con có
biết rằng Chúa Giêsu Kitô đã phán: Anh em hãy đi rảo
giảng cho muôn dân sao?”
Mừng lễ Chúa Thăng Thiên hôm nay, ta thử nhớ lại sứ vụ
cao cả của mình khi nhận Bí tích Rửa Tội: đó là rao giảng
về Đức Kitô tử nạn & phục sinh, và làm chứng cho Tin
Mừng Cứu Độ của Ngài.
A. Ý nghĩa việc Làm Chứng.
Xưa nay, nhằm bảo đảm một sự kiện chân thực, con người
bao giờ cũng cần nhiều bằng cớ để xác minh.
Một tai nạn giao thông trên đường phố, các xe hơi
phải dừng ngay tại hiện trường, chờ cảnh sát đến đo
lường các sự kiện, lập biên bản từng chi tiết để làm
yếu tố chứng cứ xét xử sau này.
Để Lời Chứng có sức thuyết phục, người làm chứng phải
biết các sự kiện bằng trực giác cá nhân.
Gioan: thấy rõ ràng xác Thầy không còn, khăn
liệm xác xếp gọn gàng, ông nhớ lại lời Thầy nói trước
khi chịu chết.. Tổng hợp các yếu tố ấy, Gioan tin và
chứng thực rằng Đức Kitô đã sống lại.
Người ta có thể Chứng Thực bằng nhiều cách:
Lời Nói: qua việc rao giảng, tuyên xưng về điều
mình muốn xác tín là có thật, là đúng.
- Đôi Hôn Nhân nói công khai được tự do ưng
thuận kết hôn là vợ, chồng trong Lễ Hôn Phối.
Việc Làm: qua hành động giơ tay thề tuyên tín điều
gì đó. - Chàng thiếu niên Daniel cương quyết bảo vệ bà
Suzanna khỏi án xét xử vì bị cáo gian bởi hai
vị kỳ lão tà dâm (Dn 13:1-64).
Văn Tự: qua việc tường thuật, trình bày các chi
tiết mình đã thấy, đã hiểu và đã suy. - Phóng viên viết bản tin chứng nhận những gì
mình đã thấy tại hiện trường vụ án.
B. Làm Chứng cho Tin Mừng Cứu Độ.
Suốt 21 thế kỷ qua, Giáo Hội đã liên tục “đi rao giảng
khắp thế gian, làm chứng cho mọi loài thụ tạo.”
Lời Chứng các Tông Đồ: - Bài giảng đầu tiên của Phêrô trong ngày Lễ Ngũ
Tuần, thu hút 3,000 người Do Thái theo đạo.
Bước chân các nhà Truyền Giáo đã in dấu khắp tứ
phương thiên hạ. - Cha Đắc Lộ, Các Cha Thừa Sai Ba Lê mang Tin
Mừng Nước Trời đến cho dân tộc Việt Nam.
Các công cuộc từ thiện bác ái minh chứng tình yêu
thương của Thiên Chúa cho người bất hạnh. - Dòng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa: các Sơ
chăm sóc người già neo đơn, người nghèo vô gia cư,
người bệnh tật, bất hạnh…nhận ra Chúa Giêsu bị đau khổ
ở trong tha nhân.
C. Điều kiện để trở thành một Chứng Tá Tin Mừng
đích thực.
- Cần học biết Giáo Lý và Kinh Thánh dồi dào, để nắm
vững kho tàng chân lý đức tin Kitô giáo.
- Giáo Lý Viên, Giảng viên Giáo Lý…phải trưởng
thành theo học đầy đủ các lớp Sống Đạo căn bản, - Các khoá sư phạm Giáo Lý, các chương trình
bồi dưỡng đức tin thường niên.
- Lãnh nhận Bí Tích, Ơn Thánh: kín múc sức thiêng cần
thiết, trợ lực cho việc rao giảng.
- Tham dự Thánh Lễ, có lương thực Lời Chúa và
Thánh Thể nuôi dưỡng việc rao giảng. - Viếng Thánh Thể: cầu nguyện, lắng nghe tiếng
Chúa.. Định hướng vai trò chứng tá.
- Sống thực thi Phúc Âm theo lời Chúa chỉ dạy.
- Hôn nhân Công Giáo: nhẫn nhục, chung thủy, ít
ly dị ly thân, giảm lăng loạn trắc nết. - Người Công Giáo: luôn công bằng, liêm chính,
tự trọng xây dựng ích lợi chung tập thể…
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã lên trời vinh hiển, ngự toà cao
Thiên Quốc. Ngài đi trước để dọn chỗ cho chúng con ngày
nào đó, cũng sẽ được vinh phúc với Ngài. Xin giúp chúng
con mạnh mẽ lên đường làm chứng tá về Chúa bằng lời
nói, văn tự và cuộc sống, luôn thực hành Phúc Âm trọn
vẹn qua việc sống thánh giữa đời, chuẩn bị mai sau cho
cuộc sống nước Trời. AMEN.
Lm Đaminh Trần Văn Điều, SDD